“Bí kíp ẩm thực bền vững: Ăn gì và cách ăn để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường”
[ad_1]
Làm thế nào để ăn đồ ăn tốt cho môi trường?
Khi nói đến lối sống bền vững, chế độ ăn uống là một trong những vấn đề quan trọng không thể bỏ qua. Trong khi các phương tiện truyền thông thường đưa tin về tác hại của nhựa dùng một lần và rác thải sinh hoạt không được phân loại đúng cách, thì ngành nông nghiệp phục vụ cho bữa ăn hàng ngày của con người cũng là một vấn đề nhức nhối không kém. Vậy, liệu chế độ ăn của bạn có đang gây ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường hay không? Dưới đây là một danh sách các chế độ ăn phổ biến được xếp theo thứ tự mức độ bền vững giảm dần:
1. Chế độ ăn “thuần chay” – Vegan Diet
Thực đơn thuần chay chỉ bao gồm trái cây, rau củ và ngũ cốc, loại bỏ hoàn toàn những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật như dầu cá, mỡ động vật, mật ong, và tiêu thụ rau và trái cây hữu cơ. Một nghiên cứu trên tạp chí Climatic Change cho thấy chế độ ăn thuần chay gây ra lượng khí thải nhà kính thấp nhất trong số tất cả các chế độ ăn mà các nhà nghiên cứu đã xem xét. Tuy nhiên, đây là chế độ ăn khá khó thực hiện, lựa chọn thực phẩm cũng hạn chế hơn và có giá khá đắt đỏ.
2. Chế độ ăn chay (hoặc chú trọng thực vật) – Vegetarian Diet
Chế độ ăn chay yêu cầu ít nghiêm khắc hơn chế độ thuần chay, bao gồm các loại thực phẩm từ thực vật và loại bỏ hoàn toàn thịt, gia cầm và cá. Một nghiên cứu cho thấy việc loại bỏ thịt khỏi chế độ ăn uống có thể giảm tới 34% lượng khí thải nhà kính. Tuy nhiên, vẫn còn điều bất cập như việc vận chuyển thực phẩm ảnh hưởng đến môi trường.
3. Chế độ ăn “linh hoạt” – Flexitarian Diet
Chế độ ăn linh hoạt là sự kết hợp giữa các thành phần có nguồn gốc từ thực vật và động vật một cách linh hoạt, hợp lý. Thực đơn này gồm các loại hạt, đậu, trái cây, rau quả, một lượng vừa phải thịt, cá và sữa chưa qua chế biến. Người theo chế độ ăn này không cần ngưng hoàn toàn việc tiêu thụ các sản phẩm từ thịt và vẫn đạt được tác động tích cực đến môi trường.
4. Chế độ DASH
Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp, khuyến khích tiêu thụ các loại thực phẩm ít natri, giàu kali, magiê và canxi từ rau
Nhắc đến lối sống bền vững thì không thể không lưu tâm đến vấn đề chế độ ăn uống. Các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin về tác hại của sản phẩm nhựa dùng một lần, hay rác thải sinh hoạt không được phân loại đúng cách, nhưng lại đang bỏ quên một vấn đề nhức nhối không kém – ngành nông nghiệp phục vụ bữa ăn hàng ngày của con người.
Liệu chế độ ăn của bạn có đang gây ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường? Hãy cùng điểm qua 11 chế độ ăn phổ biến nhất, được xếp theo thứ tự mức độ bền vững giảm dần.
1. Chế độ ăn “thuần chay” – Vegan Diet
Thuật ngữ “thuần chay” chỉ chế độ ăn thay thế tất cả các sản phẩm động vật bằng trái cây, rau và ngũ cốc. Thậm chí chế độ này còn loại bỏ hoàn toàn những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật như dầu cá, mỡ động vật, mật ong,…
Ưu điểm
Một nghiên cứu trên tạp chí Climatic Change cho thấy chế độ ăn thuần chay gây ra lượng khí thải nhà kính thấp nhất trong số tất cả các chế độ ăn mà các nhà nghiên cứu đã xem xét.
“Nghiên cứu này cho thấy chế độ ăn thuần chay là chế độ ăn uống thân thiện với môi trường nhất”– Hana Kahleova, giám đốc nghiên cứu lâm sàng của Uỷ ban Bác sĩ vì Y khoa có Trách nhiệm (Physicians Committee for Responsible Medicine) tại Washington, cho biết. Đây là tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu và vận động tăng cường sức khoẻ thông qua dinh dưỡng từ thực vật và giảm thiểu các sản phẩm từ động vật.
Kah cũng cho biết thêm với chế độ ăn này những động vật được tiêu thụ nhiều như cá sẽ có cơ hội cải thiện số lượng đồng thời khiến sự đa dạng hóa ở đại dương quay trở lại.
Nhược điểm
Đây là chế độ ăn uống tương đối khó thực hiện, lựa chọn thực phẩm cũng hạn chế hơn. Những thực phẩm sạch, hữu cơ đều có giá khá đắt đỏ so với chi phí cho một bữa ăn cơ bản. Địa điểm mua thích hợp cũng khó tìm, nên những người theo chế độ này đa phần đều phải tự chuẩn bị bữa ăn.
Bên cạnh đó, mọi người thường có xu hướng ăn uống giống những người thân thiết, điều đó đồng nghĩa quyết tâm của bạn rất dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại cảnh này.

Chế độ ăn thuần chay là phương pháp giúp giảm lượng khí thải nhà kính hiệu quả nhất.
2. Chế độ ăn chay (hoặc chú trọng thực vật) – Vegetarian Diet
Chế độ ăn chay yêu cầu ít nghiêm khắc hơn chế độ thuần chay. Chế độ này có thành phần thực phẩm chính là thực vật, đồng thời loại bỏ thịt, gia cầm và cá. Nhiều người còn gọi đây là chế độ “chú trọng thực vật” (plant-based).
Ưu điểm
Một nghiên cứu được công bố năm 2018 trên tạp chí Food Research International cho thấy việc loại bỏ thịt ra khỏi chế độ ăn uống của một người có thể giảm 34% lượng khí thải nhà kính. Đây cũng là chế độ ăn bền vững với môi trường nhất.
Nhược điểm
Chế độ này vẫn còn điều bất cập, chẳng hạn như việc vận chuyển vẫn ảnh hưởng đến môi trường. Theo lời khuyên của Wesley McWhorter – bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng tại Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Texas tại Trường Y tế Công cộng Houston – có thể hạn chế điều này bằng cách lập thực đơn dựa theo các loại thực phẩm địa phương hoặc theo mùa. Bạn có thể tìm mua nguyên liệu tại chợ địa phương, hoặc tốt nhất là tự trồng một khu vườn ở sân sau, hoặc trên sân thượng.
3. Chế độ ăn “linh hoạt” – Flexitarian Diet
Chế độ ăn “linh hoạt” là sự kết hợp giữa các thành phần có nguồn gốc từ thực vật và động vật một cách linh hoạt, hợp lý. Thực đơn lý tưởng dành cho những người theo chế độ ăn này bao gồm các loại hạt, đậu, trái cây, rau quả, cùng một lượng vừa phải thịt, cá và sữa chưa qua chế biến.
Ưu điểm
Người theo chế độ ăn này không cần ngưng hoàn toàn việc tiêu thụ các sản phẩm từ thịt. Bạn chỉ cần giảm lượng thịt ăn vào và tăng lượng thực phẩm có nguồn gốc thực vật lên thật nhiều, vậy là đã tạo tác động tích cực đến môi trường rồi. Theo nghiên cứu của 37 nhà khoa học thuộc Ủy Ban EAT-Lancet, đây được xem là chế độ ăn có lợi nhất cho sức khỏe của con người và cả Trái Đất nữa.
Nhược điểm
Vì vẫn sử dụng các sản phẩm từ động vật nên chế độ ăn này không thân thiện với môi trường bằng chế độ ăn chay hoặc thuần chay.
4. Chế độ DASH
DASH là viết tắt của Dietary Approaches to Stop Hypertension (Chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp) được phát triển với mục đích giảm lượng cholesterol cho những người mắc bệnh cao huyết áp. Theo Mayo Clinic, chế độ ăn DASH khuyến khích mọi người tiêu thụ các loại thực phẩm ít natri và giàu kali, magiê và canxi, như sữa ít béo, rau, trái cây, cá, thịt gia cầm nạc, ngũ cốc nguyên hạt, đồng thời hạn chế thịt đỏ và đường.
Ưu điểm
Việc tiêu thụ thực phẩm từ thực vật, giảm thực phẩm có nguồn gốc động vật là một tín hiệu tốt với môi trường.
Nhược điểm
Chế độ ăn này loại bỏ thịt đỏ nhưng vẫn cho phép tiêu thụ các sản phẩm từ sữa và gia cầm. Đúng là các sản phẩm này tạo ra ít lượng khí thải nhà kính hơn thịt đỏ, nhưng so với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật thì chúng vẫn không phải là sự lựa chọn tối ưu.
5. Chế độ ăn Địa Trung Hải
Đây là chế độ ăn chủ yếu tiêu thụ các thành phần từ thực vật, ưu tiên thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch, chẳng hạn như dầu ô liu và các loại hạt, khuyến khích ăn cá và hạn chế thịt đỏ.
Ưu điểm
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ, hạn chế thịt đỏ là một giải pháp tốt, vì thịt bò là tác nhân chính gây ra các vấn đề môi trường. Năm 2013, tạp chí Sức khoẻ Môi trường cho biết, nếu người Tây Ban Nha chọn chế độ ăn Địa Trung Hải này thì sẽ giảm được 72% hiệu ứng nhà kính, 58% lượng đất canh tác và 52% năng lượng tiêu thụ.
Nhược điểm
Mặc dù ăn cá tốt cho sức khỏe , nhưng không phải lúc nào cũng tốt cho môi trường. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, 25% trữ lượng cá biển đang bị khai thác quá mức hoặc cạn kiệt.
Vậy nên lựa chọn loại cá nào để tốt cho môi trường? Trang web Monterey Bay Aquarium’s Seafood Watch (có cả ứng dụng) sẽ giúp bạn phân loại cá theo chủng loại và nguồn gốc để xem đó có phải là lựa chọn thân thiện với đại dương hay không. Tốt nhất là nên tìm mua loại cá phổ biến ở địa phương bạn sinh sống, vừa tươi ngon vừa không tốn thêm nhiên liệu vận chuyển, tiện cả đôi đường.
6. Phiên bản “thân thiện môi trường” của chế độ Keto và Atkins
Được phát triển từ phiên bản gốc, phiên bản mới này vẫn giữ các ưu điểm của chế độ ăn Keto và Atkins (sẽ được giải thích chi tiết hơn ở phần 2), nhưng được cải thiện để thân thiện hơn với môi trường bằng cách ưu tiên lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
Ưu điểm
Trong vài năm qua, theo ông Terri Brownlee, giám đốc dinh dưỡng và sức khoẻ của Công ty Quản lý Bon Appétit, cho biết giảm thiểu sản phẩm từ động vật sẽ giúp ích cho môi trường. Bởi vì các nghiên cứu đã chứng minh rằng quá trình sản xuất thực phẩm từ thực vật tiêu tốn ít nước, đất và năng lượng hơn thực phẩm động vật.
Nhược điểm
Dù phiên bản này của chế độ Keto và Atkins bền vững hơn phiên bản gốc, nhưng chúng vẫn bao gồm các sản phẩm động vật như trứng, sữa chua và phô mai. Theo Tổ chức Tài nguyên Thế giới, những sản phẩm này thuộc nhóm các nhân tố trung bình gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu ứng nhà kính.
Bài viết này được thực hiện bởi Moira Lawler trên Everyday Health, chuyển ngữ bởi Eira.
KẾT LUẬN Cách ăn tiết kiệm môi trường: Lựa chọn thực phẩm và chế biến đúng cách
: Bài viết giới thiệu về 11 chế độ ăn phổ biến nhất, xếp theo mức độ bền vững giảm dần. Chế độ ăn thuần chay được cho là chế độ ăn uống thân thiện với môi trường nhất do gây ra lượng khí thải nhà kính thấp nhất. Ưu điểm của chế độ ăn chay là việc loại bỏ thịt ra khỏi chế độ ăn uống của một người có thể giảm 34% lượng khí thải nhà kính và cả chế độ ăn linh hoạt là tác động tích cực đến môi trường. Tuy nhiên, mỗi chế độ ăn cũng có những nhược điểm riêng, ví dụ như chế độ ăn thuần chay khó thực hiện và các thực phẩm sạch, hữu cơ có giá đắt đỏ, chế độ ăn DASH nhất thiết phải hạn chế thịt đỏ v.v. Vì vậy, việc chọn lựa chế độ ăn uống là cần thiết để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
[ad_2] #chế_độ_ăn_uống_bền_vững #chế_độ_ăn_thuần_chay #chế_độ_ăn_chay #chế_độ_ăn_linh_hoạt #chế_độ_DASH #chế_độ_ăn_Địa_Trung_Hải #thực_phẩm_thân_thiện_với_môi_trường #giảm_ảnh_hưởng_tiêu_cực_lên_môi_trường #sản_phẩm_nhựa #rác_thải_sinh_hoạt #ngành_nông_nghiệp #ăm_uống_giống_những_người_thân_thiết #khí_thải_nhà_kính #tình_trạng_sụt_thoái_đại_dương #cá_bị_khai_thác_quá_mức #thực_phẩm_địa_phương.